Gia vi

Hà Nội tăng cường lực lượng kiểm tra đảm bảo ATTP dịp cuối năm

Trong thời gian tới, quản lý thị trường sẽ tăng cường toàn bộ lực lượng, tiến hành kiểm tra kiểm soát thị trường trong thời điểm cuối năm, ngăn chặn tình trạng tuồn hàng lậu, hàng hóa không an toàn lưu thông trên thị trường Thủ đô…

Sẵn sàng hàng hóa phục vụ Tết

Dịp Tết Dương lịch và Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018 diễn ra vào thời điểm đầu tháng 1/2018 và giữa tháng 2/2018 vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng như nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn tăng mạnh cuối tháng 12 và tháng 1/2018.
 

ha noi tang cuong luc luong kiem tra dam bao attp dip cuoi nam 1


Hà Nội chuẩn bị hàng hóa, thực phẩm Tết Nguyên đán 2018

Do vậy, để chuẩn bị hàng hóa để đảm bảo ổn định thị trường, Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phục vụ Tết dương lịch và Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 trên địa bàn thành phố (TP).

Theo đó, các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại trên địa bàn TP căn cứ vào kết quả thực hiện Tết năm 2017 và dự báo mức tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng từ 10 – 15% so với các tháng trong năm để tổ chức bán ra thị trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt hàng hoặc tình trạng tồn kho hàng hóa sau Tết.

Để phục vụ người tiêu dùng, TP sẽ tổ chức bán hàng phục vụ Tết tại 125 siêu thị, hơn 600 cửa hàng tiện ích, các hộ kinh doanh, 22 trung tâm thương mại, 454 chợ và hơn 50 chuỗi cửa hàng kinh doanh mặt hàng nông sản thực phẩm.

Ngoài ra, Sở sẽ phối hợp với DN tổ chức 5 điểm bán hàng Việt phục vụ Tết tại các huyện ngoại thành, các khu công nghiệp, khu chế xuất… Đặc biệt, thay vì sử dụng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho DN bình ổn giá dịp Tết, TP sẽ tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn vay ngân hàng lãi suất hợp lý.

Đến thời điểm này, nhiều DN đã bắt đầu dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Mậu Tuất 2018. Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã dự trữ các mặt hàng thiết yếu, như thịt bò, gà, lợn, trứng, thủy hải sản... với tổng trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng (tăng 5% so với năm 2016); phục vụ tại 70 điểm bán lẻ của Hapro cùng 22 phiên chợ hàng Việt Nam và 100 chuyến bán hàng lưu động về nông thôn.

Hapro chọn khai thác nguồn hàng của các nhà cung cấp uy tín trên thị trường; ưu tiên những mặt hàng do các đơn vị thành viên trong chuỗi liên kết trực tiếp sản xuất, như thịt gia súc, gia cầm các loại, thực phẩm chế biến đóng hộp, thịt nguội, giò, chả, bánh chưng, rượu, xúc xích, nem các loại...

Hệ thống bán lẻ của Hapro sẽ mở cửa đến 22h ngày 29 và 30 Tết, tùy theo nhu cầu của người dân, sẽ tổ chức 10 địa điểm bán hàng qua Giao thừa và trong ngày mùng 1, mùng 2 Tết. Ðến mùng 4 Tết, toàn bộ hệ thống cửa hàng sẽ mở cửa phục vụ.

Fivimart dự kiến lượng hàng hóa dự trữ trong hệ thống siêu thị tăng khoảng 30% so với năm ngoái, với trị giá gần 300 tỷ đồng. Hệ thống siêu thị BigC cũng sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa và bảo đảm bình ổn giá cả, tăng cường tìm kiếm các nhà cung cấp là DN Việt. Riêng thịt gia súc, gia cầm tươi sống được siêu thị chuẩn bị với số lượng 400-500 tấn.

Ông Lê Hồng Thăng – Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong những tháng Tết sắp tới, sức mua của người dân sẽ tăng nên các DN cần sẵn sàng cung ứng hàng hóa kịp thời ra thị trường. Tuy nhiên, do thu nhập của người dân năm vừa qua không có nhiều biến động lớn, việc tăng lương cơ bản cũng chỉ bù đắp được mức độ tăng giá (khoảng 3%), trong khi hàng hóa khá dồi dào nên dự báo, sẽ không xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến.

ATTP là ưu tiên hàng đầu

Ông Lê Hồng Thăng chia sẻ, trách nhiệm cung ứng hàng hóa Tết năm nay ngoài đảm bảo số lượng, chất lượng, cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

“Trên toàn địa bàn TP, chỉ cần 1 loại thực phẩm nào đó cung cấp tới người dân có vấn đề về vệ sinh ATTP, sẽ tạo ra phản ứng tiêu cực đối với người tiêu dùng, gây ra diễn biến biến phức tạp và khó khăn trong xử lý. Do đó, cần hết sức quan tâm đến diễn biến trong quản lý vệ sinh ATTP”, ông Lê Hồng Thăng nói.

Để làm được điều này, Hà Nội sẽ tăng cường kết nối giữa các đơn vị sản xuất với phân phối, nhằm hình thành chuỗi cung ứng chặt chẽ, bảo đảm rõ nguồn gốc xuất xứ, để cung ứng hàng hóa an toàn cho thị trường Hà Nội.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đắc Lộc - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, Bộ luật Hình sự hiện nay đã có thêm chế tài quy định, tất cả cá nhân, tổ chức nào cố tình sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm hoặc trong chăn nuôi, trồng trọt, không cần có hậu quả nghiêm trọng xảy ra đều sẽ bị xử lý hình sự.

Quy định này đã giúp các cơ quan chức năng có biện pháp mạnh tay hơn trong việc xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong thời gian tới, quản lý thị trường sẽ tăng cường toàn bộ lực lượng, tiến hành kiểm tra kiểm soát thị trường trong thời điểm cuối năm, ngăn chặn tình trạng tuồn hàng lậu, hàng hóa không an toàn lưu thông trên thị trường Thủ đô…

Bà Ngô Thị Tính - Giám đốc CTCP Bánh kẹo Bảo Minh lại cho rằng, để bảo đảm sản xuất thực phẩm có chất lượng cao, an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần đầu tư quy trình sản xuất, công nghệ cao nhưng nguồn vốn cực kỳ khó khăn. Do đó, cần có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chế biến, sản xuất thực phẩm, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này về vốn, cơ sở hạ tầng, công nghệ cũng như thị trường phân phối sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm Tết.

Ước tính tổng trị giá hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn TP đạt khoảng 26 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2017.

MUA NGAY các sản phẩm Rau củ đảm bảo chất lượng của Dalat Fine Foods để làm các món ăn thơm ngon cho gia đình vào dịp Tết nhé!

Hotline: 0908 161 398

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?