Nói một cách đơn giản, "nhịn ăn gián đoạn" là một phương pháp phổ biến để hạn chế lượng calorie giúp bạn giảm cân, do đó sẽ ngăn ngừa được một số căn bệnh và giúp bạn sống lâu, khỏe mạnh hơn.
"Nhịn ăn gián đoạn" là một thuật ngữ ám chỉ nhiều chế độ ăn kiêng khác nhau, trong đó lượng calo bị hạn chế một phần hoặc là toàn bộ, trong 1 ngày hay 1 vài ngày...
- Chế độ ăn 16/8: Theo cách này, bạn sẽ bỏ qua bữa sáng và hạn chế ăn uống (ăn ít) trong 8 giờ. Sau đó, nhịn ăn trong 16 giờ.
- Chế độ ăn Eat-Stop-Eat: Phương pháp này đòi hỏi phải nhịn ăn 24 giờ, 1-2 ngày mỗi tuần, không nhất thiết phải là 2 ngày liền nhau.
- Chế độ ăn 5:2: Theo cách này, bạn chỉ ăn từ 500-600 calo trong 2 ngày không liên tục trong tuần. Trong 5 ngày khác, bạn ăn bình thường.
Lưu ý: Việc nhịn ăn có thể không phù hợp với phụ nữ mang thai và cho con bú. Thêm vào đó, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kì chế độ ăn kiêng nào.
Nhờ đó, nhịn ăn gián đoạn có thể giảm béo bụng tốt hơn. Chất béo có hại ở vùng bụng là yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh như tiểu đường, cholesterol cao và các vấn đề về tim.
Một nghiên cứu năm 2011 công bố trong tạp chí Obesity Reviews báo cáo rằng việc nhịn ăn không liên tục làm giảm sự mất cơ so với việc liên tục hạn chế calorie trong một khoảng thời gian. Kiểu ăn kiêng này cũng có hiệu quả trong việc giảm cân và trọng lượng cơ thể.
Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh béo phì (International Journal of Obesity) báo cáo rằng việc nhịn ăn luân phiên có thể là một lựa chọn để đạt được sự giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, bạn cần phải cảm thấy ngon miệng, vui vẻ và vẫn phải đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng tối thiểu khi áp dụng cách ăn uống này.
Việc nhịn ăn gián đoạn có tác dụng cải thiện các yếu tố nguy cơ khác nhau góp phần vào bệnh tim vì nó giúp giảm huyết áp, cholesterol "xấu" và mức đường trong máu. Nó cũng giúp làm giảm các dấu hiệu viêm liên quan đến bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2014 xuất bản trong Tạp chí Quốc tế về Khoa học Y tế (International Journal of Health Sciences) ghi nhận rằng việc nhịn ăn không liên tục có thể có hiệu quả bảo vệ tim.
Các tế bào có thể bị hư hại do stress oxy hóa. Điều này có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhịn ăn gián đoạn là một cách an toàn để ngăn ngừa hoặc sửa chữa tế bào bị thiệt hại do stress oxy hóa.
Kết quả của việc nhịn ăn là sự tăng trưởng nhỏ trong sản xuất gốc tự do ngay từ khi nhịn ăn. Các tế bào phản ứng bằng cách tăng mức độ các chất chống oxy hóa tự nhiên để chống lại thiệt hại tự do trong tương lai. Điều này kích hoạt tế bào để đối phó tốt hơn với các căng thẳng oxy hóa nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Kiểu ăn kiêng này thậm chí còn giúp bạn sống lâu hơn bằng cách thay đổi biểu hiện gen.
Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Người cao tuổi (Ageing Research Reviews) báo cáo rằng việc hạn chế calori thông qua việc nhịn ăn liên tục kích thích sự sản sinh chất đạm, các yếu tố thần kinh và các enzyme chống oxy hóa, tất cả đều giúp các tế bào đối phó với stress và chống lại bệnh tật.
Bệnh tiểu đường là một trong những tình trạng rối loạn phổ biến nhất hiện nay mà mọi người đang hết sức chú ý để ngăn ngừa. Mức đường huyết không kiểm soát được là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể, bao gồm mắt, tim, thận...
Một nghiên cứu năm 2007 xuất bản trong FEBS Letters cho thấy rằng việc nhịn ăn không liên tục cải thiện đáng kể các thông số sinh hóa liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu năm 2014 xuất bản trong các báo cáo nghiên cứu của Translational Research rằng việc nhịn ăn không liên tục có thể làm giảm cân và giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 ở những người thừa cân và béo phì. Tuy nhiên, kết luận này vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa trước khi có thể kết luận chắc chắn.
Viêm là phản ứng miễn dịch giúp loại bỏ các kích thích có hại, bao gồm tế bào bị hư hỏng hoặc mầm bệnh. Nhưng khi tình trạng viêm mất kiểm soát, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm hen, viêm xoang, xơ vữa động mạch, bệnh celiac, sốt cao, viêm ruột, loét đại tràng, viêm khớp dạng thấp, viêm bàng quang kẽ và thậm chí là ung thư.
Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên tạp chí Biology & Medicine cho biết rằng hạn chế calo có thể cải thiện các kết quả lâm sàng và làm giảm các dấu hiệu stress oxy hóa và viêm ở người lớn thừa cân với bệnh hen suyễn vừa phải. Nghiên cứu này cho thấy rằng việc nhịn ăn là một cách tiếp cận mới đối với sự can thiệp điều trị trong điều trị hen.
Một nghiên cứu khác được công bố trong Nghiên cứu Dinh dưỡng năm 2012 báo cáo rằng việc nhịn ăn trong thời Ramadan làm giảm các cytokine viêm tế bào và các tế bào miễn dịch ở những người khỏe mạnh. Ramadan là một tháng tôn giáo trong đó người Hồi giáo không ăn hoặc uống trong những giờ ban ngày.
6. Tăng cường hormone tăng trưởng của con người (HGH)
HGH được sản xuất tự nhiên trong tuyến yên. Hormone đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào, tăng trưởng và duy trì mô lành mạnh trong não và các cơ quan quan trọng khác. HGH cũng làm cho tóc và móng của bạn phát triển nhanh hơn.
Trên thực tế, giảm hormone tăng trưởng chính là nguyên nhân làm cho da mỏng đi ở tuổi già.
Một nghiên cứu năm 1988 được công bố trên Tạp chí Clinical Investigation báo cáo rằng nhịn ăn tăng cường bài tiết hormone tăng trưởng và làm tăng nhịp điệu phức tạp của tiết hormone tăng trưởng ở nam giới.
Một nghiên cứu năm 2011 của các nhà nghiên cứu tim tại Trung tâm Tim mạch Trung tâm Y tế Intermountain cho biết rằng việc nhịn ăn định kì là tốt cho sức khỏe và trái tim của bạn. Nó có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ tim, như triglyceride, thừa cân nặng và lượng đường trong máu. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng kiêng ăn có ảnh hưởng tích cực đến HGH. Trong suốt thời gian nhịn ăn 24 giờ, HGH đã tăng trung bình 1.300% ở phụ nữ và gần 2.000% ở nam giới.
Nguồn tin: Afamily
Ý kiến bạn đọc