Cũng như vitamin C và E, carotenoid là chất chống oxy hóa mạnh, tham gia tích cực vào việc khống chế sự phân chia của các tế bào gây ung thư. Theo các nhà khoa học thì cơ thể chúng ta chỉ có thể sống và phát triển được không chỉ với một, hai mà là rất nhiều loại chất chống oxy hóa khác nhau, trong đó carotenoid tìm thấy trong cải bó xôi lại có khả năng phòng và ngừa ung thư tiền liệt tuyến.
Một nghiên cứu cho thấy: Nguy cơ ung thư buồng trứng ở những người ăn nhiều rau có chứa chất kaempferol (thuộc nhóm flavoinoid) giảm đến 40% so với những người hấp thụ chất này ít hơn. Ngoài ra họ cũng phát hiện có sự giảm bớt 30% nguy cơ của bệnh ung thư buồng trứng ở những người tiêu thụ chất luteolin (cũng thuộc nhóm flavonoid) cao nhất so với những người tiêu thụ chất này ở mức thấp nhất. Hàm lượng các chất này đặc biệt nhiều trong cải bó xôi, trà xanh, hành cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh.
4. Chống hoại huyết: 150g cải bó xôi, rửa sạch, xắt sợi nhỏ, ngâm chung với 1/3 muỗng cà phê muối khoảng 1 giờ. Sao, khử thổ, tán nhuyễn. Lúc khát, pha 1 muỗng canh trong 30ml nước đun sôi để nguội. Uống 1 - 4 lần/ngày. Liên tục trong 10 ngày.
5. Chống thiếu máu, hạ huyết áp: 100g cải bó xôi, rửa sạch, xắt nhỏ, cho ½ muỗng cà phê bột nêm, 3g hành tây xắt khoanh. Nấu 3 chén nước còn 1 chén. Ăn cái, uống nước ngày 2 lần.
6. Trị mắt quáng gà: 500g cải bó xôi tươi, nghiền nát lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần.
7. Phòng ngừa cao huyết áp, đi đại tiện khó: Cải bó xôi tươi 300g, cho vào nước sôi ngâm trong vòng 3 phút, sau đó vớt ra trộn với muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần.
8. Chữa viêm cấp đường tiêu hóa, táo bón, kiết lị: 100g cải bó xôi, 1/3 muỗng cà phê muối, nấu với 3 chén nước, còn 1 chén. Người lớn uống một lần vào buổi trưa. Trẻ em uống sáng và chiều.
9. Cần cho thai phụ: Ăn cải bó xôi trong 3 tháng đầu mang thai giúp hình thành các dây thần kinh ghi nhớ, học tập ở bào thai.
Lưu ý: Người bị sỏi thận, lao phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi nhiều. Khi chế biến, nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.